Những câu hỏi đắc giá dành riêng cho nhà tuyển dụng

Đến buổi phỏng vấn là để chứng minh bạn phù hợp với vị trí công việc của .

Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ cho bạn cơ hội tìm hiểu ngược lại họ với lời gợi ý: “Bạn có câu hỏi nào không?”, những câu hỏi bạn sẽ đưa cho người phỏng vấn giữ vai trò quyết định không kém những câu trả lời trước đó. Nên tập trung vào những vấn đề bạn cho là quan trọng và gắn kết chúng với công việc, vị trí và công ty bạn đang ứng tuyển.
?

Cho dù bạn có được bao nhiêu tài liệu về công ty từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều điều về công việc tương lai bạn có thể trực tiếp biết ngay trong cuộc phỏng vấn. Việc bỏ lỡ cơ hội như vậy là bạn tự mình hạ thấp điểm số trước nhà tuyển dụng.
Họ mong đợi sau hàng loạt các câu hỏi phỏng vấn trước, bạn sẽ cho họ thấy rõ sự quan tâm của bạn đến công ty này và thể hiện điều đó thông qua cách đặt câu hỏi ngược, khiến cho cuộc phỏng vấn mang tính hai chiều, rất tích cực. Nhà tuyển dụng cần hiểu bạn thực sự muốn làm việc ở đây hay chỉ muốn chứng tỏ rằng bản thân sáng giá cho vị trí này. Ngoài ra, họ cũng muốn biết thêm sau thời gian phỏng vấn ban đầu, liệu bạn có nghĩ ra câu hỏi thú vị nào gây ấn tượng mạnh cho họ?
Đặt câu hỏi đúng cho nhà tuyển dụng?

Đối với những câu hỏi mà bạn nghĩ là sẽ xuất hiện trong buổi phỏng vấn, bạn nên chuẩn bị ít nhất 5 . Chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn có sự đầu tư về thời gian, nghiên cứu kỹ công ty lẫn công việc. Ghi ra giấy những gì cần hỏi, đọc to và rõ trong lúc tập thử phỏng vấn. Sau đó, chỉnh sửa cho câu hỏi trở nên ngắn gọn, đủ ý, lịch sự, nghiêm túc mà vẫn tự nhiên và dễ hiểu.
Không nên hỏi những gì quá dễ dàng có thể tìm hiểu trên internet hoặc tại website của công ty. Không đặt câu hỏi cá nhân hoặc dạng câu trả lời Có/Không. Nhìn vào bản mô tả công việc, xem xét rằng bạn có những thắc mắc hay nghi vấn gì cho những thông tin đó. Mỗi công ty có cơ cấu tổ chức, cách thức vận hành khác nhau. Thông qua tìm hiểu sơ bộ, bạn ghi nhận lại những câu hỏi nào mà mình còn thắc mắc để hiểu chính xác về công ty mình đang dự tuyển. Ví dụ như:
Một ngày làm việc của vị trí này cơ bản ra sao?
Những kỹ năng nào là quan trọng nhất cho công việc ở vị trí này?
Khả năng phát triển của vị trí này là bao xa?
Làm cách nào Anh/Chị tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp ở đây?
Anh/Chị sẽ mô tả văn hóa công ty như thế nào?
Ai là người quản lý trực tiếp nếu tôi trúng tuyển? Anh/Chị ấy lãnh đạo cấp dưới với phong cách ra sao?
Có điều gì Anh/Chị muốn biết nhưng vẫn chưa hỏi tôi không?
Đến buổi phỏng vấn là để chứng minh bạn phù hợp với vị trí công việc của nhà tuyển dụng. Đồng thời cũng xác minh xem nhà tuyển dụng này có thật sự phù hợp với những gì bạn đang cần và mong muốn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *