Mẹo hay giúp giải quyết xung đột trong doanh nghiệp
Đưa ra những giải pháp của bạn cho vấn đề đang tranh luận và lắng nghe những giải pháp của đồng nghiệp. Sau đó cùng làm việc để đi đến một thỏa thuận tốt cho công việc và tốt cho
Những xung đột với đồng nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của bạn, vậy bạn sẽ làm gì khi không may có những cuộc tranh cãi xảy ra.
Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia về vấn đề này:
Lắng nghe
Hãy lắng nghe ý kiến của người khác về quan điểm của bạn một cách chăm chú và chân thành. Không nên đưa ra ý kiến khi người khác đang nói và phải hết sức bình tĩnh khi đưa ra ý kiến của bạn. Trong các cuộc xung đột mọi người thường hay tìm cách để thắt nút vấn đề, những gì bạn cần làm là đừng để điều đó xảy ra. Và hãy chứng tỏ cho mọi người thấy những ý kiến phủ định của họ không làm bạn bị lung lay.
Xoa dịu
Hãy đồng tình với người mà bạn đang tranh luận nếu anh ta hay cô ta trở nên tức giận, sau đó bày tỏ cho họ biết rằng bạn nêu ra ý kiến của mình với một mục đích tích cực và họ đã làm bạn buồn và thất vọng vì bạn chỉ muốn mọi việc tốt hơn.
Khéo léo
Khi muốn chỉ trích ai đó đừng khẳng định mà hãy bắt đầu bằng “Tôi cảm thấy…”. Ví dụ khi muốn nói ai đó không lắng nghe bạn hãy nói rằng “Tôi cảm thấy hình như anh không lắng nghe tôi” thay vì “Anh không chịu nghe tôi nói gì cả”. Cách nói như vậy sẽ khiến người mà bạn đang nói chuyện không nổi cáu và không đổ lỗi.
Tự tin
Hãy trình bày ý kiến của bạn một cách tự tin với một phong thái chủ động. Bạn phải chứng tỏ rằng bạn rất tin tưởng vào bản thân mình và những gì bạn làm thì mới khiến người khác tin tưởng bạn được.
Đánh giá cao khả năng của người khác
Hãy nói về những điểm tốt của người mà bạn đang tranh luận, rằng bạn rất ngưỡng mộ những ưu điểm của họ. Cách này sẽ giúp người khác muốn lắng nghe bạn vì bạn là một người “biết nhìn nhận”.
Tinh thần đồng đội
Đưa ra những giải pháp của bạn cho vấn đề đang tranh luận và lắng nghe những giải pháp của đồng nghiệp. Sau đó cùng làm việc để đi đến một thỏa thuận tốt cho công việc và tốt cho tất cả mọi người. Đừng chỉ ôm khư khư ý kiến của mình mà không nhìn nhận ý kiến của người khác.
Tỏ ra quan tâm và chân thành.
Sau khi vấn đề đã được giải quyết, bạn cũng cần phải hỏi đồng nghiệp của mình về những nhìn nhận của họ về giải pháp mà mọi người đang thực hiện. Đây sẽ là một đóng góp tích cực cho hiệu quả công việc của bạn trong tương lai.
Leave a Reply