Những điều cần quên ngay sau khi ra trường

Mở đầu thời kỳ đi làm là lúc bản thân phải có kế hoạch mới cho nghề nghiệp tương lai. Mỗi công việc đều cần những kỹ năng khác nhau. Mức độ thành thạo cũng tùy vào vị trí công

Có những điều buộc bạn phải học tập và ghi nhớ. Tuy nhiên với thời gian sau đó, tính hiệu quả và phạm vi áp dụng cho thấy chúng không còn cần thiết để lưu trữ trong não bạn. Quên đi và tiếp nhận sự thay đổi mới mẻ, kỹ năng phù hợp hơn là rất cần thiết. Đó cũng là cách nghĩ của Daniel Shapero, là Phó Chủ tịch chuyên tìm nhân sự tài giỏi của LinkedIn.

4 điều cần quên để tạo mới kỹ năng

1. Viết càng nhiều là càng am hiểu
Những ngày còn đi học, với những bài luận hoặc báo cáo tốt nghiệp đều có những quy định về số trang. Nguyên tắc ngầm hiểu là nếu khi bài viết của bạn ngắn thì không được đánh giá cao, thậm chí đưa vào bài không đạt và phải làm lại ngay. Bởi vì nó bị đánh giá là không dành nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, thông tin ít.
Hãy bỏ đi cách này khi làm việc. Khi còn làm tại Bain & Company thì Daniel Shapero thường dành thời gian để rút gọn bài viết của mình xuống còn 1 trang giấy. Đảm bảo đầy đủ tất cả những ý chính và quan trọng vẫn được nêu ra. Chú ý vào mục tiêu người đọc sẽ xem nội dung mà không thấy phiền phức vì nó quá dài.
2. Chỉ cần hiểu một phần
Bạn có thể nhận một điểm cộng hoặc tránh gặp rắc rối khi trả lời “Em không biết” cho câu hỏi của giáo viên nếu áp dụng cách làm tương tự như Daniel Shapero. Cố chỉ ra một vài điểm có vẻ đúng và liên quan tới những gì được hỏi, cho dù bạn biết nó thật sự đi xa vấn đề.
Trong công việc thì cách giải quyết thế này chỉ mang đến rắc rối và hậu quả. Bạn không thể tỏ vẻ biết rõ vấn đề khi chỉ nắm một phần hoặc chẳng biết gì. Cung cấp sai thông tin, ảnh hưởng đến uy tín và mất đi cơ hội học hỏi điều mới.
3. Giúp bạn là hại bạn
Khi làm bài kiểm tra, bạn được cảnh báo là phải tự lực làm một mình, không được hỏi hoặc sao chép bài của người khác. Hơn nữa, những ai cố ý chỉ hoặc hướng dẫn bạn của mình sẽ bị cho là đang làm cho người này càng yếu kém.
Có thể làm việc độc lập là điều tốt nhưng muốn hoàn thành bất kỳ dự án nào thì đều phải cần đến hoạt động cả nhóm. Đồng nghiệp được khuyến khích giúp đỡ nhau. Trao đổi với nhau những ý tưởng, chia sẻ cách xử lý tình huống, quan tâm đến việc của nhau. Kêu gọi giúp đỡ khi cần và sẵn sàng giúp lại người khác là điều nên làm. Hiệu quả công việc sẽ đến khi dùng cách thức này.
4. Chỉ tương tác khi có kết quả cuối cùng
Bài tập được giao được tìm hiểu, phân tích, hoàn thành bởi chính bạn. Giáo viên chỉ nhận được kết quả sau cùng vào lúc bạn nộp bài cho họ. Chỉ có sự đánh giá và cho điểm. Trường hợp bạn được phép thay đổi cũng chỉ sau khi bạn hoàn tất bài viết đến giai đoạn cuối.
Trong công việc thì bạn thường xuyên làm việc nhóm hoặc nhận những dự án có thời gian làm việc theo kế hoạch chung. Báo cáo cho cấp trên sau mỗi ngày làm việc hoặc khi làm xong mỗi hạng mục trong dự án là cách làm tốt. Sự tương tác giữa đôi bên được thực hiện xuyên suốt. Bất kể những phát sinh hay điều bất thường xảy đến sẽ dễ dàng được phát hiện sớm. Những thay đổi, điều chỉnh, tăng cường hoặc giảm bớt các yếu tố được diễn ra để kế hoạch chung khả thi hơn. Vấn đề của bạn khi thực hiện công việc ngoài tự mình vượt qua còn nhận được góp ý, giúp đỡ từ cấp trên và đồng nghiệp. Cùng làm việc, cùng vượt khó khăn và cùng đón nhận thành công.
Chọn kỹ năng nghề nghiệp thích hợp

Mở đầu thời kỳ đi làm là lúc bản thân phải có kế hoạch mới cho nghề nghiệp tương lai. Mỗi công việc đều cần những kỹ năng khác nhau. Mức độ thành thạo cũng tùy vào vị trí công việc mà đòi hỏi cao hơn. Chọn ngành nghề, lĩnh vực, những điều giúp ích để sớm học hỏi. Hơn hết là phải thực hành, rèn luyện thì khi gặp tình huống mới áp dụng tốt được.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *