Giáo dục Việt phải chăng quên kỹ năng làm việc của nhân lực trong nước?

Nhận thức đúng tầm quan trọng giữa việc học hỏi chuyên môn và kỹ năng để sinh viên biết rằng mình nên bổ sung những thiếu sót nào. Chúng có thể là nhận thức ngành nghề, công việc,

Không ít các bạn trẻ chọn đi học và chỉ chịu bắt đầu làm việc với các chức danh như: Nhân viên văn phòng, Chuyên viên cấp cao, Trưởng phòng, Giám đốc,… Do đó, khi ra trường và được giao những việc “chưa từng nghĩ phải làm” thì khả năng xử lý tình huống cùng kỹ năng không có đủ để vượt qua. Lối suy nghĩ xem nhẹ việc làm cơ bản, nền tảng cũng một phần dẫn đến kết quả này.

Trình độ chuyên môn và

Bằng cấp, thành tích, chứng chỉ là những minh chứng cho khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn và học tập của bạn. Không ai chối bỏ việc đạt kết quả tốt được xác nhận trên giấy tờ sẽ mang đến cho bạn những ưu tiên, cơ hội trong mức nhất định. Khi bạn quá tập trung vào thành tích học tập như thế thì khó tránh được việc lơ là với những yếu tố khác cần thiết cho nghề nghiệp. Không phải ai cũng chấp nhận khởi đầu ở vị trí thấp nhất và tiến dần đến hàng ngũ lãnh đạo. Cũng chẳng sai khi bạn đặt mục tiêu: công việc phù hợp, cấp trên tốt, môi trường làm việc hiện đại, lương thưởng hợp lý. Vấn đề là nếu rơi vào hoàn cảnh không như ý thì bạn giải quyết thế nào? Mất thời gian bao lâu để quyết định? Sẽ thế nào nếu so với những bạn ngay từ đầu chọn cho mình con đường học nghề, sớm tiếp cận thực tế công việc?
Có lẽ điều này ta nên rút kinh nghiệm từ ý kiến của Ông Ito Junichi – CEO Công ty World Link Japan Inc. Ông từng đề cập: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”. Chính vì thực trạng không chịu khó tiếp cận thực tiễn mà không ít trường hợp các bạn trẻ, kể cả có bằng MBA cũng có tầm nhìn hạn hẹp khi được hỏi chi tiết.
Xem trọng người thành thạo kỹ năng

Khi bạn có sự chuyên sâu vào lĩnh vực, ngành nghề hay công việc nào đó đến mức thật sự thành thạo thì bạn đã tự khẳng định được giá trị của mình. Hãy khám phá cho mình một nghề nghiệp để gắn bó, phát huy và tiến bộ từng ngày. Nếu bạn có ý nghĩ xem nhẹ người lao động tay chân thì nên bỏ ngay đi! Bạn có thể đặt mục tiêu cao cho mình nhưng tuyệt đối không được đánh giá thấp những giá trị dù nhỏ của người khác tạo ra. Công việc là phải xét đến tính hiệu quả, hữu ích, tránh việc chỉ “nói thành thạo”.
Nhận thức đúng tầm quan trọng giữa việc học hỏi chuyên môn và kỹ năng để sinh viên biết rằng mình nên bổ sung những thiếu sót nào. Chúng có thể là nhận thức ngành nghề, công việc, kỹ năng, xu hướng chất lượng tuyển dụng trên thị trường lao động.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *